Trẻ em bị ốm nên ăn gì để nhanh phục hồi?

Spread the love
5/5 - (3 bình chọn)

Trẻ em là những đối tượng dễ ốm, dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe non nớt của trẻ, cha mẹ thường hạn chế cho con uống thuốc mà lựa chọn bổ sung dinh dưỡng qua các bữa ăn. Sau đây là một số thực phẩm giúp trẻ em bị ốm nhanh phục hồi.

1. Trẻ em bị ốm nên ăn gì để phục hồi nhanh?

Trong từng giai đoạn của bệnh, chế độ dinh dưỡng của trẻ sẽ có sự khác biệt.

1.1 Giai đoạn toàn phát

Trong thời gian bệnh phát, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, vì vậy cần ăn thức ăn lỏng, nửa lỏng, dễ tiêu hóa. Các dạng như bột, cháo, súp, mì, miến, phở sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ, khoảng 2-3 giờ/lần với chế độ ăn tăng dần năng lượng và protein. Để nhanh chóng phục hồi, trẻ cần bổ sung đủ nước, vitamin, khoáng chất: vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm.

Nếu trẻ còn đang ở giai đoạn bú mẹ thì nên bú mẹ nhiều hơn bình thường. Lớn hơn một chút, trẻ ở độ tuổi ăn dặm sẽ ăn bột, cháo loãng hơn bình thường nhưng vẫn giữ nguyên tắc đủ 4 nhóm thực phẩm. Cha mẹ sử dụng loại hạt nảy mầm (giá đỗ, mầm ngô, mầm lúa…) và hóa lỏng thức ăn nhằm tăng đậm độ năng lượng trong bột, cháo của trẻ.

Thức ăn dặm của bé sẽ loãng hơn để trẻ dễ ăn, dễ tiêu hóa

Nhu cầu nước đối với các bé sẽ khác nhau, phụ thuộc vào tuổi, cân nặng của trẻ. Thông thường, bé cần khoảng 0,5-1,5 lít nước mỗi ngày (bao gồm nước trong sữa và thực phẩm). Một số nguồn cung cấp nước cho trẻ là: quả chín, nước rau, nước oresol, vitamin và khoáng chất.

1.2 Giai đoạn phục hồi

Trong giai đoạn này, trẻ cần các loại thực phẩm giàu năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin nhóm B, C, kẽm để phát triển tốt. 

Khi bị ốm, nhu cầu này sẽ tăng lên: Năng lượng tăng từ 30-50%, nhu cầu protein tăng từ 30-100% so với nhu cầu bình thường.

Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ có thể khiến trẻ mắc bệnh béo phì. Để giảm thiểu nguy cơ này, cha mẹ nên lưu ý các hướng dẫn của FAO/WHO về tỉ lệ gia tăng như sau:

Tuổi Tăng cân/ngày (g/kg thể trọng) % tăng vượt nhu cầu theo tuổi
Năng lượng (%) Protein (%)
6-9 tháng 1,83 14,5 50
10-12 tháng 1,15 8,5 45
13-18 tháng 0,67 5 32
19-24 tháng 0,5 3,5 25

2. Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ốm tại nhà

Cha mẹ chăm trẻ trong giai đoạn bị ốm nên chú ý một số điều dưới đây để con có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

2.1 Cho trẻ nghỉ ngơi

Trẻ bị ốm cần nhiều thời gian nghỉ ngơi, cần được ở nhà. Nếu thích vận động thì chỉ nên vận động nhẹ, trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, tránh nắng gắt và khói bụi. Cha mẹ cũng không nên ép con ngủ khi con chưa buồn ngủ, hãy để con được hoạt động theo nhu cầu của mình, tạo nên niềm vui giúp con chóng lành bệnh.

2.2 Cung cấp đủ nước

Giai đoạn này trẻ dễ mất nước hơn bình thường nên cha mẹ cần lưu ý bổ sung nước cho con bằng nhiều nguồn: nước lọc thông thường, sữa, nước trái cây, những món nhiều nước như canh, súp,…

2.3 Chăm sóc đúng cách khi trẻ 

Nhiều cha mẹ vẫn chưa thực sự có kiến thức chăm con đúng. Khi trẻ bị ốm, cha mẹ thường cho trẻ mặc nhiều quần áo hoặc đóng kín cửa vì sợ bé bị lạnh. Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến trẻ khó chịu. Thay vào đó, mẹ hãy cho bé mặc quần áo mỏng, nhẹ, thoải mái và ở trong phòng mát mẻ, thoáng mát. 

2.4 Thông mũi cho bé (nếu cần)

Nếu trẻ bị nghẹt mũi, hãy xịt rửa mũi để con dễ thở

Bị ốm thường kéo theo các cơn nghẹt mũi, cha mẹ có thể dùng ống hút cao su để loại bỏ chất nhầy trong mũi trẻ. Trước khi hút, mẹ nên nhỏ vài giọt nước ấm hoặc nước muối sinh lý vào mũi trẻ để chất nhầy mềm ra, việc hút ra dễ dàng hơn.

2.5 Làm dịu cổ họng khi trẻ ho

Nếu trẻ có biểu hiện ho, cha mẹ hãy giúp con làm dịu cổ họng bằng cách uống nước ấm, ăn đồ ấm. Nếu con đã trên 7 tuổi, cha mẹ nên hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày. 

Khi trẻ đi ngủ, hãy cho trẻ kê gối cao hơn bình thường để dễ thở. Mẹ cũng có thể dùng máy làm ẩm không khí để trẻ dễ chịu hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng dầu gió dành riêng cho trẻ để bôi vào vùng da dưới lỗ mũi của bé.

Trên đây, Xemmiennam vừa gửi đến bạn đọc các nhóm thực phẩm nên bổ sung khi trẻ em bị ốm để nhanh chóng phục hồi cùng các lưu ý cho cha mẹ trong quá trình chăm con. Theo dõi chúng tôi để biết thêm các thông tin hữu ích khác!

 

Tổng hợp kiến thức về sức khỏe, công nghệ, giải trí, giáo dục- mẹo vặt...