Những loại thực phẩm giúp hạ đường huyết

Spread the love
5/5 - (2 bình chọn)

Hạ đường huyết có ý nghĩa quan trọng trong ổn định tình trạng bệnh, bảo vệ sức khỏe người tiểu đường. Bên cạnh việc tập luyện, chế độ ăn cũng giúp người bệnh giảm lượng đường huyết. Cùng tham khảo những loại thực phẩm giúp hạ đường huyết trong bữa ăn hàng ngày nhé!

1. Những thực phẩm có tác dụng hạ đường huyết

Nha đam

Nha đam là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong những ngày hè để nấu những chén chè mát lạnh. Người bị bệnh tiểu đường không thể ăn đồ ngọt nên có thể dùng mỗi nha đam mà không thêm các gia vị khác. Đại học Silpakorn (Thái Lan) đã xem kết quả nghiên cứu được thực hiện trên 235 bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường type 2. Những người này đã uống nha đam (lá nha đam nghiền thô và nước ép nha đam) mỗi ngày, trong 2-3 tháng. Kết quả cho thấy mức đường huyết lúc đói và mức A1C (đường huyết trung bình trong 3 tháng) giảm đáng kể, cải thiện tình trạng kháng insulin. 

Nha đam có nhiều lợi ích cho cơ thể nếu biết cách chọn lọc

Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) cũng thực hiện nghiên cứu khác về công dụng của nha đam, kết quả cho ra rằng loại thực phẩm này có thể làm giảm nồng độ glucose máu lúc đói (FBG), A1C, chất béo trung tính và mức cholesterol xấu (LDL). Nó cũng làm tăng mức độ cholesterol tốt (HDL) ở bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường.

Lưu ý khi sử dụng nha đam để hạ đường huyết:

  • Để tránh bị tiêu chảy, phát ban và chuột rút do mủ trong lá cây, bạn nên chọn các sản phẩm làm từ phần thịt lá nha đam. 
  • Không uống quá 240 ml nước ép nha đam mỗi ngày để tránh tiêu chảy. 
  • Thảo dược này có thể tương tác với các loại thuốc chống trầm cảm và an thần, làm giảm hoặc tăng hoạt tính của thuốc gây ra tác dụng phụ. Người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý bác sĩ trước khi sử dụng.

Mướp đắng (khổ qua)

Đại học Y Schleswig-Holstein (Đức) đã tìm hiểu viên nang chiết xuất mướp đắng và nhận thấy nó có chứa một thành phần hoạt động ức chế sản xuất enzyme 11β-HSD. Enzyme này phá vỡ cortisone thành dạng cortisol hoạt động dẫn đến tăng đường huyết. Điều này đã chứng tỏ mướp đắng có đặc tính làm hạ đường đường huyết, hỗ trợ chống bệnh tiểu đường.

Các bạn có thể ăn cả quả (ăn sống hoặc chế biến thành thức ăn: nấu canh, xào,…), ép lấy nước hoặc dùng chiết xuất dạng thực phẩm bổ sung, bột hạt quả. 

Lưu ý khi dùng mướp đắng đối với người tiểu đường:

Người ăn quá nhiều mướp đắng có thể bị tiêu chảy, đau bụng nhẹ hoặc lượng đường trong máu rất thấp khi dùng cùng với insulin. Người bệnh tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các dạng mướp đắng cho mục đích kiểm soát tiểu đường.

Cây thìa canh

Cây thìa canh có thể làm giảm cảm giác thèm đường, giảm tốc độ hấp thụ đường, có lợi trong điều trị tiểu đường. Đại học MS Baroda (Ấn Độ) đã thực hiện một nghiên cứu về tác dụng của cây thìa canh với người bị tiểu đường, kết quả chỉ ra, người mắc tiểu đường type 2 tiêu thụ 500 mg cây thìa canh mỗi ngày trong 3 tháng có lượng đường trong máu lúc đói và sau ăn đều giảm xuống. Ngoài ra, nó còn cải thiện đáng kể các các triệu chứng bệnh tiểu đường như khát nước, mệt mỏi, nồng độ lipid, mức độ A1C.

Cây thìa canh “đúng chuẩn” có công dụng ổn định lượng đường huyết

 

Lưu ý:

Người bệnh tiểu đường không dùng dây thìa canh và insulin cùng lúc vì có thể làm đường huyết xuống quá thấp, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Theo PGS.TS Trần Đình Ngạn, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Quân Y 103: “Người dùng cần phải chọn đúng dây thìa canh chuẩn hóa vì chỉ có có loại này mới đủ hàm lượng hoạt chất để mang đến hiệu quả hạ đường huyết, phòng ngừa biến chứng như mong muốn”.

Dây thìa canh chuẩn hóa là loại cây được trồng trong khu dược liệu chọn lọc từ giống đạt chuẩn đến quy trình canh tác, thu hái, đảm bảo các tiêu chí: chất đất, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển, có vùng đệm bao quanh và cách xa khu dân cư, khu công nghiệp để đảm bảo không bị tạp nhiễm chất độc. Nguồn giống cần được chọn lọc, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe từ chiều cao, số lá, độ rộng… của cây giống. Ngoài ra trong quá trình trồng trọt cũng không được sử dụng các chất hóa học, bảo vệ thực vật. 

Hạt thì là đen

Đại học Kebangsaan Malaysia đã tìm ra rằng hạt thì là đen có thể làm giảm lượng đường trong máu ở người tiểu đường type nhờ hợp chất thymoquinone có tác dụng làm tăng độ nhạy và mức insulin. 

Lưu ý:

  • Nó thường an toàn với lượng dùng là từ 1.000-2.000 mg mỗi ngày. Dùng liều cao hơn có thể gây khó chịu cho dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và nôn, táo bón. 
  • Thì là đen có thể tương tác với thuốc điều trị huyết áp cao.

Quế

Bệnh viện Đại học Y khoa Kyung Hee (Hàn Quốc) đã thực hiện nghiên cứu trên 54 người bệnh tiểu đường dùng. Họ dùng 500 mg quế mỗi ngày trong 12 tuần, kết quả cho thấy những người này có đường huyết lúc đói thấp hơn so với người dùng giả dược và cải thiện khả năng dung nạp glucose.

Lưu ý:

  • Dùng liều lượng quế cao có thể gây ợ nóng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn và tiêu chảy. 
  • Một số loại quế có chứa hợp chất coumarin làm tăng men gan. Người bệnh gan, tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung quế.

2. Biện pháp hạ đường huyết và ổn định chỉ số lâu dài cho người bị tiểu đường

Để ổn định lượng đường huyết, bệnh nhân tiểu đường có thể thực hiện các biện pháp lâu dài mà an toàn sau:

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên sẽ thúc đẩy cơ thể sử dụng đường máu hiệu quả hơn. Các bạn có thể thực hành một số bài tập: nâng tạ, chạy bộ, đạp xe, nhảy, leo núi, bơi…

Chế độ ăn đủ chất, lành mạnh

Chế độ ăn lành mạnh sẽ góp phần không nhỏ vào việc duy trì đường huyết ổn định. Một số lưu ý khi thiết lập chế độ ăn là:

 

  • Ăn nhiều chất xơ có trong các loại rau, các loại quả hạch, rau họ đậu đỗ…
  • Uống đủ nước
  • Luôn ăn đủ 3 bữa chính, ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa
  • Tránh các thực phẩm dễ làm tăng đường máu

Giảm căng thẳng

Nếu bạn hay bị căng thẳng có thể thử các bài tập và phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền để điều chỉnh lại lượng đường huyết.

Đo đường máu thường xuyên

Theo dõi lượng đường huyết thường xuyên sẽ giúp bạn tìm ra những điểm cần phải điều chỉnh trong chế độ ăn và điều trị, đồng thời xác định được cách mà cơ thể của bạn phản ứng với các loại thức ăn khác nhau.

Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ và không nghỉ ngơi đủ sẽ ảnh hưởng đến đường huyết và độ nhạy cảm của insulin. Không ngủ đủ giấc sẽ làm kích thích cảm giác thèm ăn, khả năng cao sẽ dẫn tới sự tiêu thụ quá thừa năng lượng và tăng cân không kiểm soát.

Điều chỉnh cân nặng

Cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết trong máu tốt hơn và giảm nguy cơ tiểu đường chuyển biến xấu. Thậm chí chỉ cần giảm 7% trọng lượng cơ thể thì nguy cơ tiểu đường đã giảm tới tận 58%, điều này có vẻ như còn hiệu quả hơn bất cứ loại thuốc nào.

Trên đây, Xemmiennam đã gửi đến bạn đọc một số thực phẩm giúp bệnh nhân tiểu đường hạ đường huyết và một số phương pháp giúp mọi người giảm lượng đường trong máu lâu dài, an toàn. Mong rằng thông tin trên sẽ hữu ích, giúp những người đang bị bệnh tiểu đường luôn kiểm soát tốt đường huyết trong máu, hạn chế sự chuyển biến xấu.

Bài Viết Liên Quan:

Tổng hợp kiến thức về sức khỏe, công nghệ, giải trí, giáo dục- mẹo vặt...